Xử Lý Nước Thải Chế Biến Mủ Cao Su
Các sản phẩm từ ngành cao su Việt Nam hiện đang giữ giá rất cao trên thị trường vì chất lượng sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của các nước tiên tiến. Song, một trong những yêu cầu đi kèm với sản phẩm đó là yêu cầu quy trình sản xuất phải đảm bảo đáp ứng quy định về công tác bảo vệ môi trường.
Đây là một bài viết mà công ty TNHH Việt Thủy Sinh đã áp dụng và không ngại chia sẻ với cộng đồng về công nghệ xử lý nước thải ngành công nghiệp chế biến mủ cao su tiên tiến. Tối ưu chi phí, dễ dàng vận hành bảo trì.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải cao su đề xuất tùy thuộc vào quy trình sản xuất. Nước thải chế biến mủ cao su có thành phần phát sinh khác nhau tùy thuộc vào chất lượng nguyên liệu đầu vào, Quy trình sản xuất. Tuy nhiên xử lý bằng phương pháp hóa lý kết hợp vi sinh đang là khả thi về kinh tế và khả thi về kỹ thuật.
Xử Lý Nước Thải Chế Biến Mủ Cao Su.
Giới thiệu ngành chế biến mủ cao su.
Cây cao su (có tên quốc tế là Hevea brasiliensis) được tìm thấy ở Mỹ, rừng mưa Amazon bởi Columbus trong khoảng năm 1493 – 1496. Brazil là quốc gia xuất khẩu cao su đầu tiên vào thế kỷ thứ 19 (Websre and Baulkwill, 1989).
Công nghiệp chế biến mủ cao su đã du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20. Thời kỳ của thực dân Pháp. Sự thịnh vượng của công nghiệp chế biến mủ cao su đem lại cho ta cũng chỉ mới phát triển thực thụ sau này mặc dù có đây là nghành có kỳ vọng từ rất lâu.
Tuy việc phát triển kinh tế cây cao su được xem là chủ đạo của kinh tế vùng. Nhưng vấn đề phát sinh trong quá trình chế biến mủ cao su có nguy hại với môi trường.
Sản phẩm của công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên được chia làm hai loại là cao su khô và cao su lỏng:
- Cao su khô: là các sản phẩm dưới dạng rắn như cao su khối (cốm), cao su tờ và cao su crepe ….
- Cao su lỏng: là các sản phẩm dưới dạng mủ cao cô đặc để có hàm lượng cao su chừng 60%. Do phương pháp chế biến cao su lỏng chủ yếu là phương pháp ly tâm nên cao su lỏng còn được gọi là mủ Li Tâm. Quá trình chế biến mủ li tâm cũng cho ra một sản phẩm phụ là mủ Skim chứa chừng 5% cao su.
Nguồn gốc nước thải cao su
Trong quá trình chế biến cao su thiên nhiên, nguồn gây ra ô nhiễm môi trường chủ yếu là do nước thải, Nguồn nước thải này chủ yếu sinh ra từ các quá trình sau:
Nguồn nước thải sinh ra từ quá trình chế biến cao su khối: Nước thải sinh ra chủ yếu ở các công đoạn khuấy trộn và pha loãng (nước thải A), đánh đông mủ và gia công cơ học (nước thải B), nước thải do vệ sinh bồn đánh đông và máy móc thiết bị nhà xưởng (nước thải C).
Trong đó nguồn có hàm lượng ô nhiễm cao nhất là nước serum. Chúng chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ và chứa một hàm lượng khoảng 2% hạt cao su chưa đông tụ. Nước thải từ quá trình vệ sinh máy móc thiết bị có hàm lượng chất ô nhiễm tương tự nhưng ít hơn.
Công ty xử lý nước thải Việt Thủy Sinh cung cấp, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Hệ thống xử lý nước thải y tế. Hệ thống xử lý nước thải Chế biến mủ cao su, Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải ngành chế biến mủ cao su.
Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý nước thải chế biến mủ cao su. Tùy thuộc vào điều kiên mặt bằng, nguyên nhiên liệu trong quá trình sản xuất. Quy trình sản xuất chế biến mủ cao su mà lên phương án công nghệ phù hợp.
một số phương án công nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su:
[caption id="attachment_2327" align="aligncenter" width="955"] Quy Trình Xử Lý Nước Thải Chế Biến Mủ Cao Su.[/caption]Quy trình thông thường áp dụng điển hình chúng tôi giới thiệu như sau:
[caption id="attachment_2328" align="aligncenter" width="773"] Quy Trình Xử Lý Nước Thải Chế Biến Mủ Cao Su.[/caption]Thuyết minh công nghệ.
Song chắc rác kết hợp với lưới chắn rác.
- Nhiệm vụ của song chắn rác là giữ lại các tạp chất có kích thướt lớn( chủ yếu là rác). Song chắn rác tách cặn nhằm tránh hư hại thiết bị và các công trình phía sau.
- Song chắn rác gồm các thanh bằng thép không rỉ sắp xếp song song với nhau. Chúng tạo thành các khe hở, hình dáng bề mặt của các thanh hướng về dòng thải chảy tới. Thanh có thể là hình chữ nhật, hình chữ nhật có cạnh sắc, hình bán nguyệt, hình tròn…
Bể gạn mủ.
Nhiệm vụ:
Thu hồi các hạt cao su thất thoát vào nước thải.
Giảm tác động không tốt đến công trình xử lý phía sau.
Ngoài ra với kich thước đủ lớn nên bể gạn mủ còn đóng vai trò là bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải nhằm đảm bảo cho quá trình xử lý tiếp theo.
Bể tuyển nổi
Tuyển nỗi nhắm tách riêng các hạt rắn - lỏng, hay lỏng - lỏng bằng cách tác động lên các hạt có tỉ trong nhỏ hơn tỉ trọng dung dịch chứa nó.
Quá trình này được thực hiện bằng cách đưa các bọt khí mịn vào pha lỏng. Bọt khí mịn dính bám vào các hạt và lực đẩy nổi đủ lớn đẩy lên bề mặt. Quá trình tuyển nổi được sử dụng khi các hạt lơ lửng có vận tốc rất nhỏ.
Bọt khí bám vào bề mặt hạt rắn theo cơ chế bám dính hoặc vướng vào các bọt khí khác đã bám dính trên bề mặt hạt rắn. Để tăng cường cơ chế bám dính người ta bổ sung vào nước thải chất keo tụ như phèn nhôm, polymer để khử sự tích điện trên hạt và các bọt khí. Có ba hệ thống tuyển nổi DAF, bao gồm hệ thống sục khí toàn bộ nước thải, hệ thống sục khí một phần và hệ thống tuần hoàn.
Bể Kỵ khí
Các chất hữu cơ bị phân hủy ở bể UASB nhờ các vi sinh vật (VSV) kỵ khí. Ơ UASB các chất hữu cơ phức tạp bị phân hũy biến đổi thành các chất hữu cơ đơn giản đồng thời sinh ra một số khí như: CO2, SO2, CH4, H2S,…
Phản ứng:
Sự phát triển của vi sinh vật trong bể trải qua 3 giai đoạn chính sau:
- Phân hủy các chất hữu cơ phức tạp và các chất béo thành các chất hữu cơ đơn giản hơn như monosacarit, axit amin hoặc các muối piruvat khác. Đây là nguồn dinh dưỡng và năng lượng cho vi khuẩn hoạt động.
- Các nhóm vi khuẩn kị khí thực hiện quá trình lên men axit, chuyển hóa các chất hữu cơ đơn giản thành các loại axit hữu cơ thông thường như axit acetic hoặc glixerin, axetat, . . .
- Các nhóm vi khuẩn kị khí bắt buộc lên men kiềm (chủ yếu là các loại vi khuẩn lên men mêtan như Methanosarcina và Methanothrix) đã chuyển hóa axit acetic và hydro thành CH4 và CO2.
Sau khi qua UASB nước thải được dẫn đến bể Thiếu khí
Bể thiếu khí
Tại bể thiếu khí anoxic với các chủng vi sinh vật tùy nghi, có thể hoạt động trong môi trường hiếu khí, thiếu khí, và kỵ khí. Các vi sinh vật ở bể này sẽ quyết vấn đề về ni-tơ và phốt-pho.
Bể thiếu khí có chức năng xử lý tổng hợp: Khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3– thành N2, khử Phospho.
Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí anoxic, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, từ đó giảm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3–, tiết kiệm được lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3–.
Bể Aerotank
Tại đây xảy ra quá trình phân hủy hiếu khí thông qua các vi sinh vật hiếu khí. Với hệ thống cung cấp oxy các vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản hơn.
Nước thải + Bùn hoạt tính + vi sinh vật được cung cấp xáo trộn đều liên tục. Các bọt khí khi cấp vào bể thông qua các đĩa phân phối khí, giúp cho bọt khí có kích thước li ti dễ dàng hòa tan vào nước.
Phần nước trong bể aerotank chảy qua bể lắng 2. 1 phần quay lại bể thiếu khí để xử lý lại.
Nước thải sau khi qua AEROTANK đến bể lắng 2,
Bể Lắng
Có nhiệm vụ lắng làm trong nước và cô đặc bùn hoạt tính đến nồng độ nhất định. Nước thải sau xử lý được dẫn sang cụm hóa lý. Bùn 1 phần được tuần hoàn trở lại bể thiếu khí để ổn định nồng độ MLSS. Lượng bùn dư đưa sang bể nén bùn.
Bể keo tụ tạo bông
Nước thải được châm các hóa chất keo tụ PAC và chất trợ keo tụ Polyme.
Tại đây sẽ xảy ra quá trình keo tụ các chất ô nhiễm có trong nước thải. Nước thải được khuấy trộn với tốc độ phù hợp nhằm hình thành các bông bùn kích thước lớn trước khi chảy sang Bể lắng hóa lý.
Bể Lắng hóa lý
Trong bể lắng, các bông bùn chứa các chất ô nhiễm trong nước thải sẽ được lắng xuống đáy bể nhờ trọng lực, phần nước trong sẽ được thu gom qua máng lắng trên miệng bể.
Bùn lắng sẽ được bơm bùn bơm về bể nén bùn, phần cặn nổi sẽ được máng thu cặn nổi thu gom.
Nước sau lắng sẽ chảy qua bể trung gian khử trùng và ra nguồn tiếp nhận.
Bể nén bùn
Nhiệm vụ nén bùn làm giảm thể tích của bùn, tạo điều kiện cho việc phơi bùn.
bể nén bùn thường thiết kế là bể tròn hoặc bể vuông. Bể nén bùn có hệ thống tách cặn, lắng nước và tách nước
Xem thêm bài viết: Xử lý nước thải mực in
Để hiểu thêm về phương pháp xử lý nước thải chế biến mủ cao su. Cũng như tham khảo các công nghệ phù hợp liên hệ trực tiếp để được tư vấn miễn phí.
Công Ty TNHH Việt Thủy Sinh chuyên xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải công nghiệp với chi phí tối ưu, hiệu quả, đơn giản trong vận hành.
Chúng tôi đã được tiếp cận, trao đổi cùng với công ty TNHH Việt Thủy Sinh. Đội ngũ nhân viên của công ty rất nhiệt tình, không ngại chia sẻ những thuận lợi cũng như các khó khăn khi tiếp cận với các chủ nhà máy xí nghiệp. Để thực hiện được một công trình xử lý nước thải chế biến mủ cao su đòi hỏi phải dày dặn kinh nghiệm và sự nỗ lực rất nhiều của công ty.
Nhận xét
Đăng nhận xét