Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Mì Ăn Liền - Mì Tôm

Mì ăn liền, mì gói hay còn được gọi là mì tôm, là một món ăn quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Đúng là không thể không quen thuộc, vì Việt Nam đang đứng thứ 3 trên thế giới về số lượng mì tiêu thụ. Nhưng hôm nay, tôi lại không nói về có những loại mì nào trên thị trường, mì nào có vị ra sao, mì nào được ưa chuộng nhất. Mà tôi lại nói về vấn đề khá nhức nhối trong bối cảnh môi trường ngày nay. Đó là vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất mì ăn liền. Tiêu thụ nhiều thì sản xuất nhiều và kéo theo lượng phát thải sẽ rất nhiều. Vấn đề của các nhà sản xuất là phải làm sao vừa sản xuất hiệu quả, vừa đáp ứng được vấn đề bảo vệ môi trường.

Chia sẻ với quý bạn đọc về một trong những công nghệ mà công ty TNHH Việt Thủy Sinh đã áp dụng cho hàng trăm hệ thống trên khắp đất nước Việt Nam.

https://thietbimoitruonghcm.com/xu-ly-nuoc-thai-san-xuat-mi-an-lien.html

Xử lý nước thải sản xuất mì tôm. Xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền.

Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền.

Hệ thống xử lý nước thải sản xuất mì tôm hay là hệ thống xử lý nước thải mì ăn liền. Có thành phần ô nhiễm dầu mỡ, chất hữu cơ cao phát sinh từ quá trình sản xuất. Với tính chất ô nhiễm đặc trưng của ngành chúng tôi sử dụng phương pháp cơ học, hóa lý và vi sinh để xử lý.

Đây có thể xem là công nghệ hoàn chỉnh cho nước thải ngành sản xuất mì tôm nói riêng và cho ngành chế biến thực phẩm nói chung.

Giới thiệu ngành chế biến mì ăn liền

Hiện nay để tiết kiệm hết mức thời gian người ta thường lựa chọn những món ăn vừa ngon, dinh dưỡng, giá thành phải chăng. Mì ăn liền là một trong những lựa chọn đáp ứng được tất cả yêu cầu đó. Công nghiệp sản xuất mì ăn liền không ngừng nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại và mẫu mã phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên ngoài quan tâm đến chất lượng sản phẩm người tiêu dùng cũng rất quan tâm đến vấn đề môi trường của công ty. Mọi người ưu tiên lựa chọn những doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bảo vệ môi trường. Hiểu được điều đó, hầu như các công ty đều xây thêm khu vực xử lý nước thải, bảo đảm an toàn bảo vệ môi trường.

Nguồn gốc và tính chất nước thải

Qui trình sản xuất mỳ ăn liền như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu – Trộn bột – Cán, cắt sợi - Đùn bông – Hấp và làm nguội – Cắt định lượng – Nhúng nước lèo, làm ráo – Tạo khuôn cho vắt mì – Chiên – Làm nguội.

Việt Nam sản xuất trung bình (2008) khoảng 375.000 tấn/năm. Trung bình sản xuất 1 tấn sản phẩm/8m3. Vây hàm lượng nước thải  chế biến mì ăn liền là 3 triệu m3 nước thải/năm. Nếu tính tốc độ tăng trưởng trung bình 15 -20% năm. Năm 2012 sản xuất từ 430.000 – 450.000 tấn, tương đương với lượng nước thải chế biến mì ăn liền từ 3.440.000 – 3.600.000 m3. Đây là con số rất lớn, nếu không có biện pháp xử lý thỏa đáng trước khi thải ra môi trường, lượng nước thải này sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.

Nước thải trong nhà máy sản xuất chế biến mì ăn liền có từ 3 hoạt động chính là:

  • Nước thải phát sinh  trong khâu sản xuất đến từ các quá trình hấp, chiên, rửa thiết bị;
  • Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên trong nhà máy;
  • Nước mưa chảy tràn ( được xả thải ra ngoài không cần xử lý khu vực bên ngoài xưởng khi không tiếp xúc với nước thải sản xuất).

Tính chất của nước thải sản xuất mì tôm như sau:

  • pH = 6
  • COD 830 mg/l
  • BOD 496 mg/l
  • SS 212 mg/l
  • Ni-tơ tổng 24,5 mg/l
  • Phospho tổng 4,75 mg/l
  • Dầu mỡ 235 mg/l

Những ảnh hưởng do nước thải sản xuất mỳ ăn liền:

Với các thông số ô nhiễm trong nước thải sản xuất mì tôm nếu không được xử lý sẽ gây:

  • Làm suy giảm độ hòa tan oxy, tăng độ đục của nước mặt và cả nước ngầm, gây hại đến tài nguyên thủy sinh trong nước.
  • Gây nên hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, rong tảo phát triển làm suy làm chất lượng nguộn nước.
  • Gây mùi hôi thối, mất mỹ quan, phát triển rùi nhặng, vi khuẩn vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sinh vật, đến sinh hoạt đời sống tinh thần sức khỏe con người.
  • Ảnh hưởng đến kinh tế và sự phát triển xã hội.

Công ty Xử Lý Nước Thải VTS Đề xuất công nghệ xử lý nước thải sản xuất chế biến mì ăn liền

Sơ đồ công nghệ:

[caption id="attachment_2230" align="aligncenter" width="539"]Quy trình xử lý nước thải sản xuất mì tôm Quy trình xử lý nước thải sản xuất mì tôm - Mì ăn liền[/caption]

Xem thêm bài viết về Xử lý nước thải sản xuất bánh kẹo

Thuyết minh quy trình xử lý

Nước thải chế biến mì ăn liền sẽ được tách cặn nỗi nhờ hệ tuyển nỗi.

Bể tuyển nổi DAF xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền

Là một bể hình tròn được làm từ bê – tông. Bên trên và đáy bể được thiết kế hai dàn cào bùn.

Ngoài ra còn có các bình trộn nước, bơm trộn nước, máy nén khí bên trong bể. Không khí được thổi vào bể tạo nên bọt khí có kích thước vi bọt, một số hóa chất keo tụ được châm vào và tiếp xúc với chất ô nhiễm hình thành các bông cặn.

Những bông cặn này có kích thước lớn và trọng lượng nhỏ, do có sục khí nên chúng sẽ nổi lên trên bề mặt nước. chất rắn nỗi được gom và hút ra ngoài bằng bơm hút bùn để đưa đến khu xử lý. Nước sau xử lý tuyển nỗi sẽ đươc dẫn về hố thu để bơm qua bể Điều hòa.

Bể điều hòa

Nước thải trong nhà máy chế biến mì ăn liền ( chế biến mì tôm) có lưu lượng, nồng độ không đều trong ngày. Việc này ảnh hưởng tới vi sinh của hệ thống xử lý nước thải chế biến mì ăn liền. Phương án cần có bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ

Nước được điều chỉnh nồng độ và lưu lượng nước thải để bằng nhau ở mỗi giờ. Tại bể có bố trí hệ thống phân phối khí để khuấy trộn đều nước thải, tránh sa lắng cặn hữu cơ là tác nhân tạo ra mùi. Nước sau bể sẽ được bơm đi đến cụm bể sinh học.

Bể kỵ khí

Quy trình này do một quần thể vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hoạt động không cần sự có mặt của oxy không khí.

Sản phẩm cuối cùng sinh ra là một hỗn hợp khí có CH4, CO2, N2, H2,… trong đó có tới 60% là CH4. Vì vậy quá trình này  được gọi là lên men Metan và quần thể vi sinh vật được gọi là các vi sinh vật Metan.

Bể thiếu khí

Bể Anoxic hay còn gọi là bể lên men là bể xử lý Ni – tơ trong nước thải bằng các phương pháp sinh học. Công nghệ xử lý được áp dụng trong bể thường là Nitrate hóa khử Nitrate. Ngoài ra bể còn có chức năng xử lý Photpho. Ở bể sẽ diễn ra các quá trình như lên men, cắt mạch, khử Nitrate thành Ni- tơ.

Bể hiếu khí

Tại bể Aerotank: Không khí được nạp vào bằng máy nén khí qua hệ thống phân phối khí để đảm bảo lượng DO phù hợp.

Nồng độ oxy được duy trì điều kiện hiếu khí cho vi sinh vật sinh trưởng là DO > 2mg/l.

Thời gian lưu nước ở bể hiếu khí được tính toán thông qua hàm lượng chất ô nhiễm có trong nước.

Các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng sẽ được vi sinh vật đồng hóa một phần thành sinh khối và một phần chuyển hóa thành chất bay hơi. Nước từ bể Aerotank được tuần hoàn về bể thiếu khí nhằm tăng xử lý ni – tơ.

Nước từ bể vi sinh của hệ thống xử lý nước thải chế biến mì ăn liền có kèm bùn vi sinh sẽ được dẫn qua bể lắng.

Bể  Lắng

Bùn sinh ra từ bể hiếu khí Aeroten (hay màng sinh vật từ bể lọc sinh học) và các chất lơ lửng sẽ được lắng ở bể II. Nước thải sau khi lắng sẽ được dẫn vào bể tiếp xúc. một phần tuần hoàn lại bể lọc sinh học. Lượng bùn từ bể lắng II sẽ đi vào bể nén bùn.

Xem thêm bài viết về Xử lý nước thải sản xuất bún

Để hiểu hơn về công nghệ nêu trên. Và được tư vấn cụ thể chi tiết về hệ thống xử lý nước thải chế biến sản xuất mì ăn liền. Cũng như để được tư vấn về  lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải vui lòng liên hệ ngay với Công Ty TNHH Việt Thủy Sinh. Đội ngũ công ty chuyên xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải công nghiệp với chi phí tối ưu, hiệu quả, đơn giản trong vận hành.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Nước Giải Khát

Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp

Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thủy Hải Sản